FDI LÀ VIẾT TẮT CỦA TỪ GÌ? DOANH NGHIỆP FDI LÀ GÌ?
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Theo đó, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà không phân biệt cụ thể tỷ lệ góp vốn. Phần vốn đầu tư sẽ được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp FDI bao gồm 2 loại:
- Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%;
- Doanh nghiệp vốn nước ngoài liên doanh với các tổ chức Việt Nam.
VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA FDI – DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI
1. Vai trò của doanh nghiệp FDI
Sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế chung của cả nước, chẳng hạn một số lợi ích từ doanh nghiệp FDI như:
- Bổ sung nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển kinh tế;
- Đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và năng suất lao động;
- Góp phần vào việc tăng trưởng GDP và các khoản thu ngân sách nhà nước;
- Góp phần nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động;
- Nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước;
- Tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho nhóm lao động có trình độ phổ thông;
- Mang đến sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, góp phần cải thiện bộ máy vận hành, cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực kinh doanh;
- Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI khá chuyên nghiệp và hiệu quả, dẫn đến giá trị cộng hưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh.
2. Đặc điểm của FDI
Nếu như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… đều có những điểm đặc trưng của từng loại hình, thì mô hình đầu tư doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng có những điểm riêng biệt, cụ thể:
- Mục đích chính của FDI là tối ưu lợi nhuận cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Chủ đầu tư giữ quyền quyết định trong quá trình kinh doanh, sản xuất;
- Nguồn vốn đầu tư FDI thông thường sẽ bị thu hút bởi các quốc gia có nền tảng, hành lang pháp lý chắc chắn, rõ ràng;
- Hầu hết các doanh nghiệp FDI được thành lập mới hoặc mua lại công ty đang hoạt động theo hình thức chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp…
THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI, CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Hiện nay, để thành lập công ty FDI tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tham khảo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Đầu tư trực tiếp;
- Cách 2: Đầu tư gián tiếp.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp FDI có thể chọn lựa hình thức thành lập hoặc bắt buộc phải chọn hình thức này thay vì hình thức kia.
Dưới đây, A TO Z sẽ hướng dẫn các bước thành lập doanh nghiệp FDI theo từng cách.
1. Thành lập doanh nghiệp FDI trực tiếp từ đầu (đầu tư trực tiếp)
Đây là hình thức bắt buộc nếu doanh nghiệp thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Có kế hoạch sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam để đầu tư vốn;
- Trường hợp 2: Có kế hoạch thực hiện dự án liên quan nhà nước hoặc dự án có quy mô lớn.
Khi đó, quy trình thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tiến hành như sau:
- Bước 1: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Bước 2: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Chi tiết hồ sơ | Thời gian thực hiện | |
Bước 1 | Văn bản đề nghị thực hiện dự ánVăn bản xác minh số dư tài khoản ≥ vốn đầu tưĐề xuất thực hiện dự án đầu tưHợp đồng thuê nhà/văn phòng làm dự ánBSCC CMND/CCCD/hộ chiếu người Việt Nam góp vốn (nếu có)BSCC hộ chiếu nhà đầu tư nước ngoàiBCTC trong 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài | Từ 35 ngày làm việc, Phòng Đăng ký đầu tư sẽ xem xét & cấp giấy phép đầu tư |
Bước 2 | Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệpĐiều lệ công ty có vốn nước ngoàiDanh sách thành viên/cổ đôngBSCC hộ chiếu của các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật | Trong 7 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ |
(BSCC: Bản sao công chứng – BCTC: Báo cáo tài chính)
Lưu ý:
Tùy vào trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi.
Các văn bản sao y công chứng tại nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt.
2. Thành lập công ty Việt Nam rồi chuyển nhượng (đầu tư gián tiếp)
Với hình thức này, doanh nghiệp cần tiến hành 3 bước như sau:
- Bước 1: Thủ tục thành lập công ty với 100% vốn Việt Nam;
- Bước 2: Thủ tục xin cấp văn bằng đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Bước 3: Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho nước ngoài (thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD).
Chi tiết hồ sơ | Thời gian thực hiện | |
Bước 1 | Điều lệ công ty Việt NamĐơn đăng ký thành lậpDS thành viên/cổ đôngBSCC CMND/CCCD/hộ chiếu đại diện pháp luậtBSCC CMND/CCCD/hộ chiếu các thành viên | Trong 5 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ & cấp giấy chứng nhận ĐKKD |
Bước 2 | Văn bản xin góp vốn, mua cổ phần, phần vốn gópBSCC hộ chiếu người nước ngoài góp vốn (đối với cá nhân)BSCC giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) | Trong 10 ngày, Phòng Đăng ký đầu tư sẽ ra thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp |
Bước 3 | Thông báo v/v đáp ứng đủ điều kiện góp vốnBiên bản họp v/v chuyển nhượng cổ phần, vốn gópQuyết định v/v chuyển nhượng cổ phần, vốn gópHợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lýBản sao CMND/CCCD/hộ chiếu người nước ngoàiBSCC giấy ĐKKD | Từ 5 – 7 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận ĐKKD mới |
(BSCC: Bản sao công chứng – BCTC: Báo cáo tài chính)
Lưu ý: Tùy vào trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi. Các văn bản sao y công chứng tại nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt.
———-
Trên thực tế, thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI có thể cần từ 30 – 60 ngày, chưa kể các phát sinh về hồ sơ, điều kiện pháp lý… Vậy nên, để tối ưu thời gian và chi phí, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp FDI của Kế toán A TO Z – Hotline: 0986 530 530
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI
Về cơ bản, nhà nước đã có khá nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, để cân bằng với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI cần tuân thủ một số điều kiện sau:
- Đăng ký kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực không bị pháp luật cấm;
- Nhà đầu tư nước ngoài nếu là cá nhân thì phải có quốc tịch nước ngoài, nếu là tổ chức thì phải thành lập theo luật pháp nước ngoài;
- Phải có dự án đầu tư cụ thể và hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – đây cũng là một trong các điều kiện để doanh nghiệp FDI nhận được các chính sách ưu đãi từ nhà nước.