Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh riêng biệt lĩnh vực M&A. Việc tiến hành M&A sẽ dựa trên những quy định nằm rải rác ở Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Luật thuế, Luật kế toán, Bộ Luật lao động, Luật các tổ chức tín dụng, Luật sở hữu trí tuệ, …

A- MUA BÁN DOANH NGHIỆP

1. Mua bán doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác; sau đó
  • Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

Căn cứ Điều 54, Nghị định 01/2021/NĐ-CP việc đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo thủ tục sau:

Thành phần hồ sơ:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán và người mua (Phụ lục II-3 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua:
  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
  • Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán.
  • Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ kèm theo bản sao giấy tờ pháp lý của người nộp hồ sơ trong trường hợp uỷ quyền nộp hồ sơ.

Thời hạn nộp hồ sơ:Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi chủ sở hữu

Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Phương thức nộp hồ sơ:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ thông qua qua dịch vụ bưu chính gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc

2. Mua bán doanh nghiệp thông qua việc mua bán cổ phần, phần vốn góp chi phối của doanh nghiệp

a) Chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần

Hạn chế:

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:

  • Căn cứ Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp thì cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 03 năm đầu kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Theo đó, trong vòng 03 năm đầu tiên, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
  • Sau khi hết thời hạn nêu trên, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng.
  • Lưu ý: Hạn chế nêu trên không áp dụng với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập

Cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông: Không có hạn chế.

Trình tực, thủ tục thực hiện

Các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

  • Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập: Căn cứ vào quy định tại Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ – CP: Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật doanh nghiệp.
  • Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông: pháp luật hiện nay chưa yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Phòng đăng ký kinh doanh.

Như vậy, công ty chỉ cần thực hiện các thủ tục nội bộ theo quy định tại Điều lệ và các tài liệu quy trình nội bộ của công ty. 

b) Chuyển nhượng phần vốn góp Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Việc chuyển nhượng dẫn tới chỉ còn một thành viên:

Khi đó, công ty cần thực hiện thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cụ thể như sau

Thời hạn thực hiện: Trong 15 ngày kể từ ngày hoàn thành chuyển nhượng phần vốn góp

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp uỷ quyền nộp hồ sơ và bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người nộp hồ sơ.

Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Phương thức nộp hồ sơ:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ thông qua qua dịch vụ bưu chính gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc

Chuyển nhượng phần vốn góp không làm thay đổi loại hình doanh nghiệp:

Công ty thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Thời hạn thực hiện: Trong 10 ngày kể từ ngày hoàn thành chuyển nhượng phần vốn góp

Thành phần hồ sơ:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Danh sách thành viên công ty. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên mới là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp uỷ quyền nộp hồ sơ và bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người nộp hồ sơ.

Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Phương thức nộp hồ sơ:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ thông qua qua dịch vụ bưu chính gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc

B – SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp thì sáp nhập là việc: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Thủ tục sáp nhập công ty

  • Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
  • Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập.
  • Gửi hợp đồng sáp nhập đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
  • Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký với cơ quan cấp phép

Thời hạn thực hiện: Trong 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập

Thành phần hồ sơ:Căn cứ Khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
  • Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc cổ phần có quyền biểu quyết đối với công ty cổ phần của công ty bị sáp nhập
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp uỷ quyền nộp hồ sơ và bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người nộp hồ sơ.
  • Các hồ sơ có liên quan khác trong trường hợp việc sáp nhập dẫn đến thay đổi các thông tin đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập theo quy định tại Chương VI Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở

Phương thức nộp hồ sơ:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ thông qua qua dịch vụ bưu chính gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc

C – LƯU Ý VỀ THÔNG BÁO LIÊN QUAN ĐẾN MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, Các doanh nghiệp dự định tham gia giao dịch M&A sẽ chỉ phải nộp hồ sơ thông báo giao dịch M&A nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện M&A;
  • Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện M&A;
  • Giá trị giao dịch của M&A từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
  • Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia M&A từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện M&A.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (“UBCTQG”)

Thành phần hồ sơ thông báo M&A theo quy định tại Điều 34 Luật Cạnh tranh 2018 bao gồm:

  • Thông báo M&A theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
  • Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia M&A;
  • Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia M&A trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo M&A hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo M&A đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
  • Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia M&A (nếu có);
  • Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia M&A đang kinh doanh;
  • Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định M&A của từng doanh nghiệp tham gia M&A trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo M&A;
  • Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc M&A;

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.